Trường trung học ChợLách.


Mục lục

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Một số nguyên tắc ăn uống để giữ gìn sức khỏe


Một số nguyên tắc ăn uống để giữ gìn sức khỏe
7 tác dụng của quả táo


1. Chống táo bón: ăn mỗi ngày từ 1-2 quả táo thì tiêu hóa rất tốt, đi cầu dễ dàng.
2. Chống nhiễm khuẩn: Đặc biệt sau các bữa ăn chính, tráng miệng bằng táo tươi sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng và viêm dạ dày.

3. Nhuận mật: Dùng táo ngâm rượu uống có tác dụng lưu thông mật, chống tạo sỏi. Người có sỏi mật có thể uống rượu táo mỗi ngày 5 lần, mỗi lần ½ ly kết hợp với uống ¼ ly dầu ô liu có thể làm tan sỏi mật, đồng thời táo có thể làm giảm luợng cholesteron. Do vậy người ăn nhiều táo có thể phòng được sỏi đường mật và cholesterol máu.

4. Trong lĩnh vực thẩm mỹ: nguời ta dùng rượu táo làm làm bớt gầu tóc và làm chất thơm để khử mùi hôi của cơ thể, nhất là ở những người có mồ hôi dầu.
5. Giảm đau đầu: uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu.
6. Tác dụng tiêu mỡ, giảm béo: Ăn mỗi ngày 2 quả có tác dụng giảm béo và chất mỡ dư thừa của cơ thể.
7. Táo làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhất là ở những người cao tuổi. Học viện Quốc gia về cây ăn quả Nhật đã công bố một công trình nghiên cứu, theo đó ăn mỗi ngày 1-2 quả táo (400gr táo) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu (chất này gây xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ và gây tăng huyết áp). Ngoài ra  ăn táo còn làm tăng lượng vitamin C có tác dụng gia tăng sức bền thành mạch máu và sức đề kháng của cơ thể.
BS Bạch Long

Táo có tên khoa học là Malus domesticus, thuộc họ hoa hồng. Táo có rất nhiều loại - gần 1.500 loại và có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh.
Món ăn vị thuốc
Sự kỳ diệu của mật ong
Ảnh: Beedata

Những ai muốn tăng cân có thể dùng mật ong kết hợp với sữa để uống hằng ngày. Mật ong còn có tác dụng trị bệnh đau họng, ngừa ho, chống hen suyễn và tăng cường hệ tiêu hóa. Dùng một ít mật ong sẽ ngăn chặn được cơn buồn nôn và chứng chóng mặt khi đi tàu xe. Đối với phụ nữ, mật ong là công cụ làm đẹp hữu hiệu khi giúp cải thiện làn da của họ. Mật ong còn giúp trị chứng táo bón, phong và ho lao. (Indiatimes)

Ăn gì để tránh bị chứng đầy hơi ?

Gừng giúp trị chứng đầy hơi - Ảnh: Uwimona
Hạn chế dùng các thực phẩm như bánh mì, các chế phẩm từ sữa và cà phê sẽ giúp bạn tránh bị chứng đầy hơi. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, bổ sung tỏi, gừng hay quế trong các bữa ăn hằng ngày là cách trị chứng đầy hơi hữu hiệu do có tác dụng kích hoạt việc tiết ra các loại enzyme tiêu hóa. Chứng táo bón thường hay gây chứng đầy hơi nên bạn có thể tránh nguy cơ bị táo bón bằng cách dùng khoai lang, bạc hà hay cam thảo. (MSN)

Bưởi có thể ngăn ngừa tuổi già

Bưởi tốt cho làn da của phụ nữ - Ảnh: Telegraph
Theo J.Wilson - chuyên gia dinh dưỡng của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh - phụ nữ ăn nhiều bưởi sẽ có làn da tươi trẻ do bưởi chứa nhiều vitamin C như cam (36 mg trên 100g). Ngoài ra, lycopene - chất chống ôxy hóa có nhiều trong quả bưởi - có thể giúp kháng bệnh tim mạch. Ông Wilson cho biết nửa quả bưởi mỗi ngày cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Quả bưởi còn có tác dụng giảm cân khi giúp kìm chế cảm giác thèm ăn. Riêng tiến sĩ A.Hirsch - chuyên gia tâm thần học của Mỹ - cho biết, thường xuyên ngửi quả bưởi giúp phụ nữ trẻ hơn 6 tuổi so với tuổi thật do hương bưởi có tác dụng đem lại cảm giác hạnh phúc, sảng khoái.
5 loại gia vị có tác dụng trị bệnh
 

Đó chính là 5 thành phần trong hỗn hợp bột cà ri của Ấn Độ, gồm: hạt thìa là, hạt mùi, bột nghệ, hạt mù tạt và bột ớt đỏ. Các loại gia vị này trong hỗn hợp bột gia vị gọi là bột cà ri được người Ấn Độ sử dụng không chỉ vì chúng có khả năng gia tăng mùi vị cho món ăn mà còn vì chúng có tác dụng phòng, trị bệnh và tăng cường sức khỏe cho người dùng.
 


Với các mùi vị đặc trưng - ớt nóng; nghệ hơi hắc và có màu vàng; hạt mù tạt cay; hạt mùi  thơm nhẹ; hạt thìa là thơm ấm – hỗn hợp này vừa tạo ra sự cân đối vừa tạo ra sự tương phản trong mùi vị của món cà ri truyền thống Ấn Độ. Nhưng không chỉ thế, các loại gia vị này còn mang những lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng củ nghệ đóng vai trò lớn trong việc làm giảm sự phát triển của căn bệnh alzheimer, làm mau lành vết thương. Các bộ phận của cây thìa là không chỉ là nguồn cung cấp chất sắt mà cũng giống như hạt mù tạt, nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư và kích thích tiêu hóa. Tăng cường chất xơ và chống lại sự viêm nhiễm là công dụng của cây rau mùi. Ngòai ra, một số nghiên cứu ở Mỹ còn chỉ ra rằng cây mùi cũng có tác dụng làm giảm cholesterol. Ớt đỏ giảm đau và chống lại sự xung huyết cũng như chứng loét dạ dày, đồng thời tăng cường sức khỏe tim mạch.

Bạn cũng có thể tự chế biến món ăn với cà ri tại nhà, với các nguyên liệu không khó kiếm và cũng không mất nhiều thời gian.
Hồng vàng - món ăn của Thượng đế


Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng các chất này có trong hồng còn nhiều gấp đôi trong quả táo. Kết quả nghiên cứu từ trường Y khoa Hadassah thuộc ĐH Hebrew ở Jerusalem cho biết ăn một quả hồng mỗi ngày có thể chống lại nguy cơ bệnh tim vì trong quả hồng có chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn sự phát triển của cholesterol xấu tích tụ trong máu. Tác dụng này đặc biệt được phát huy trong trái hồng chín.  Một nghiên cứu khác ở Korea còn cho thấy ăn nhiều hồng cùng với các lọai trái cây khác giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở phụ nữ.
Ngoài cách ăn quả chín tươi như các lọai trái cây thông thường, bạn còn có thể ăn hồng với các cách chế biến khác như:
- Dùng quả tươi còn sống ăn với bơ hay kem.
- Trộn với gia vị để ăn kèm với bánh mì, bánh ngọt hay bánh xốp.
- Trộn với các lọai rau xanh giống như salad.
- Làm sốt hồng bằng ruột quả hồng chín, rưới lên trên các món gà, vịt, cá và thịt heo.

Với vị ngọt dịu, thơm, trái hồng vàng trong tiếng Hy Lạp được gọi là “món ăn của Thượng đế”. Tuy nhiên, những gì mà trái hồng cung cấp cho chúng ta không chỉ có thế, chúng còn được biết đến với các lợi ích: giàu vitamin A, kali, can-xi, sắt, man-gan, chất xơ…
Một số nguyên tắc ăn uống để giữ gìn sức khỏe
 
Người thể chất âm hư nên ăn nhiều rau củ quả (ảnh từ netmode)
Đông y cho rằng, nên ăn nhiều vào ban ngày vì lúc này khí dương thịnh, cơ thể hoạt động nhiều. Buổi chiều tối là lúc dương suy, ăn ít thì tốt hơn. Hằng ngày, nên ăn uống vào những giờ nhất định để tiến trình tiêu hóa và hấp thu của tỳ vị được diễn ra bình thường.

Việc ăn uống cần đảm bảo điều độ. Nếu ăn cùng lúc một lượng thực phẩm lớn, tỳ vị sẽ phải làm việc nhiều, dễ bị tổn thương. Ngược lại, việc ăn uống quá ít cũng làm cơ thể suy yếu do không được cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống mà bạn có thể tham khảo:
1. Điều hòa ngũ vị: Đông y cho rằng, mỗi vị tác động lên cơ thể theo một cách riêng:
- Chua (ô mai, thạch lựu): hạn chế bài tiết mồ hôi, nước tiểu.
- Cay (gừng, hành, tỏi, ớt): hành khí, hoạt huyết, phát tán.
- Ngọt (mật ong, các loại gạo, mì): bồi bổ cơ thể.
- Đắng (trần bì, mướp đắng): giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, giáng khí.
- Mặn (muối, rong biển): chống táo bón, nhuận tràng, bồi bổ âm huyết.
Nếu điều phối hợp lý các vị trên, thức ăn sẽ thơm ngon, bổ dưỡng, giúp cân bằng sức khỏe. Việc quá thiên về một vị nào đó sẽ gây bất lợi cho ngũ tạng.
2. Phối hợp thức ăn hợp lý:
- Dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm chính.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho chúng tăng cường được hiệu quả của nhau.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho loại này có thể hạn chế tác hại của loại kia.
- Không dùng chung 2 loại thực phẩm kỵ nhau.
3. Phối hợp hàn nhiệt:
Phối hợp hàn nhiệt là một cách điều hòa âm dương trong chế biến thức ăn. Đối với thực phẩm có vị cay nóng nên thêm cải xanh, cải trắng, măng non… để dưỡng âm. Còn với những thức ăn có tính hàn như thịt vịt, thịt gà, nên thêm vị cay nóng như tỏi, hồi, tiêu, gừng.
Ngoài ra, những người có thể chất suy nhược, âm hư nên dùng các thực phẩm có tính bổ âm như như vừng, mật ong, sữa, rau xanh, trái cay, đậu phụ, cá… Người thể chất dương hư nên dùng nhiều thực phẩm có tính bổ dương như thịt dê, hươu, nai…
4. Ăn uống theo khí hậu thời tiết:
Mùa xuân, dương khí thịnh, khí dương của cơ thể cũng tăng lên. Lúc này, nên dùng thêm những thực phẩm trợ dương như hành, rau thơm, cháo…. Nên hạn chế ăn chất béo, giảm vị chua, tăng vị ngọt để dưỡng tỳ khí.
Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, khí nóng dễ xâm nhập cơ thể gây chán ăn, năng lực tiêu hóa giảm. Để khí dương không bị tổn thương, nên dùng các thức ăn có vị chua, ngọt vừa phải như đậu xanh, dưa hấu, ô mai…; không nên ăn các món có nhiều dầu mỡ, hạn chế vị cay, ngọt. Không dùng quá nhiều đồ lạnh, nước đá vì chúng sẽ khiến bụng bị hàn, gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
Vào mùa đông, thời tiết lạnh, cần ăn nhiều chất đạm. Khi chế biến, nên dùng thêm gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng tỏi. Tối kỵ các thực phẩm đông lạnh, cứng bởi chúng thuộc âm, dễ gây tổn thương đến khí dương của tỳ vị. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn để tránh hiện tượng khí dương uất kết, hóa nhiệt.
                                                                                       BS Bạch Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét